Tiêu dùng

Giá xăng tăng liên tục, kéo chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh

xang-dau-1-1652254022890579706617-165647

Ảnh minh họa

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng nay (29/6), Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế- xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, GDP quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Mức tăng trưởng GDP nói trên cho thấy quyết sách đúng đắn của Chính phủ trong ưu tiên các giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch. Các doanh nghiệp đang tích cực sản xuất kinh doanh và đầy ắp đơn hàng. Mới đây, Bộ Kế hoạch và  Đầu tư cũng đã lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất trước diễn biến mới của giá cả, nguyên vật liệu.

anh-chup-man-hinh-2022-06-29-luc-102318-

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu kéo CPI tháng 6 tăng là giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển.

So với cùng kỳ năm trước, nhóm giao thông tháng 6/2022 tăng cao nhất với 21,41% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 2,07 điểm phần trăm. Trong đó, giá xăng dầu tăng 61,62% do giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít; xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít và dầu diezen tăng 13.900 đồng/lít.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,4% do giá tour và khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du lịch trong nước đang khôi phục trở lại. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,53% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,27%, chủ yếu do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn uống ngoài gia đình tăng 4,48%; giá lương thực tăng 2,87%.

Bên cạnh đó, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 6 tăng 1,49% so với cùng kỳ năm trước; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,99%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,37%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,21%.

Ở chiều ngược lại, có 2 nhóm hàng giảm giá. Nhóm giáo dục tháng 6/2022 giảm 2,13% so với cùng kỳ năm trước do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch. Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,5% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.

(Theo: http://phunuvietnam.vn/gia-xang-tang-lien-tuc-keo-chi-so-gia-tieu-dung-tang-manh-20220629103133809.htm)
Cùng chuyên mục

Thuật ngữ cần biết về chăn ga gối nệm: Hiểu đúng để chọn đúng

Căn hộ 45m² ngập tràn tình yêu của cặp đôi có 11 năm bên nhau

Thị trường phía Đông Hà Nội “dậy sóng” với loạt dự án cao cấp

3 thao tác nhỏ chống sốc nhiệt khi đi xe ô tô dưới trời nắng nóng

Căn hộ 55m² dùng màu xanh pastel làm điểm nhấn

5 cách cắt giảm những chi tiêu khi vật giá leo thang

Những ai không nên ăn mướp đắng?

Gợi ý 5 mẫu quạt điều hòa dưới 2 triệu làm mát tức thì cho ngôi nhà

Giặt quần áo lót theo 4 cách này rất dễ bị bệnh phụ khoa

Đọc kĩ 6 điều, bạn sẽ trả lời được câu hỏi nên mua căn hộ lớn hay nhỏ