Sức khỏe

Bộ Y tế: "Nhiều nơi thiếu thuốc, trang thiết bị là do tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám đấu thầu, mua sắm"

PNO - Chiều 17/6, Bộ Y tế đã cung cấp thông tin báo chí về vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế được phản ánh trong nhiều ngày qua.

 

nhieu-noi-thieu-thuoc-trang-_71655453221

Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế diễn ra ở nhiều cơ sở y tế trên cả nước, theo Bộ Y tế có nguyên nhân do tâm lý không dám làm, không dám mua sắm đấu thầu của một số địa phương và đơn vị (ảnh minh họa)

Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn và đôn đốc về công tác đấu thầu, mua sắm. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương, đặc biệt là việc đấu thầu, mua sắm phục vụ công tác phòng, chống dịch vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc và bất cập.

avw.php?zoneid=32&cb=INSERT_RANDOM_NUMBE

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, theo Bộ Y tế là "do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ được thanh tra, kiểm tra, do vậy không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm của một số địa phương và đơn vị", mặc dù Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền mua sắm, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị.

Một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung như trước, nhưng các đơn vị vẫn tỏ ra lúng túng hoặc e ngại trong tổ chức thực hiện. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa cho các đơn vị công do liên quan đến giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thủ tục thanh toán phức tạp, khó khăn.

Bên cạnh đó, mua sắm trong lĩnh vực y tế có lúc, có nơi xuất phát từ nhu cầu bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật. Đặc biệt là trong các năm 2020-2021 là hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhiều gói thầu phải mua theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp khẩn cấp để phục vụ cho nhu cầu chống dịch. Vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng hóa nhiều biến động, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, hóa chất, các sinh phẩm cho phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn.

Bộ Y tế cũng cho rằng, việc hiểu và thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập về thẩm quyền quyết định mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ về tài chính chưa thống nhất dẫn đến việc đấu thầu, mua sắm của các đơn vị sự nghiệp công lập bị chững lại, chưa tổ chức thực hiện việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hóa, dịch vụ kể từ khi nghị định này có hiệu lực.

Một số nguyên nhân khác được nêu lên là do tình trạng hết hạn số đăng ký của một số loại thuốc dẫn tới chậm thầu so với dự kiến đề ra; kết quả đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá một số thuốc thuốc mua sắm tập trung quốc gia, dẫn tới các cơ sở phải thực hiện hình thức mua sắm tại cơ sở và không chủ động được thời gian, số lượng mua sắm.

Trước tình trạng này, Bộ Y tế cho biết đã chủ động đôn đốc các đơn vị tăng cường năng lực, hiệu quả công tác mua sắm, đấu thầu và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan. 

Bộ Y tế kiến nghị, chỉ đạo người đứng đầu các đơn vị phải có trách nhiệm thực hiện đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo có đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

"Đề nghị lãnh đạo chính quyền các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Có biện pháp cụ thể để giao cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất và vật tư y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống bệnh dịch cho nhân dân trên địa bàn", Bộ Y tế nhấn mạnh.

H.Anh

Cùng chuyên mục

Bước Tiến Chiến Lược Để Sâm Báo Vươn Tầm Quốc Tế Và Xuất Khẩu Ra Thế Giới

Mụn mủ và mụn bọc thường mọc trên da đầu, có vấn đề gì không? Bác sĩ: 'Có thể liên quan 3 bệnh này'

Biến chủng BA.5 xâm nhập, cần tăng tốc tiêm vắc-xin mũi nhắc lại

Bị cận nên sử dụng kính áp tròng hay kính gọng thì tốt hơn?

Khuôn mặt của bé có '4 đặc điểm' này cho thấy tương lai sẽ rất thông minh, bố mẹ xuýt xoa nhé!

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư đường mật rốn gan

Trong 42 ngày sau sinh có ba điều không nên cẩu thả, mẹ có biết ba điều đó là gì không?

Sự khác biệt giữa chạy bộ 30 phút vào buổi sáng và 60 phút đi bộ vào buổi tối? Có nhiều điều nên biết

5 thực phẩm người bị chứng đau đầu, đau nửa đầu nên tránh

Vị thuốc bổ huyết cho người ăn chay