Sức khỏe

Đậu mùa khỉ xuất hiện tại Singapore, Bộ Y tế tăng cường kiểm dịch y tế biên giới

PNO - Bộ Y tế vừa có công văn về tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ, viêm gan cấp... trên thế giới gia tăng.

 

dau-mua-khi-xuat-hien-tai-_651655868937.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm soát dịch tại cửa khẩu trong bối cảnh nhiều dịch bệnh mới nổi đang ghi nhận tại nhiều quốc gia

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới.

avw.php?zoneid=32&cb=INSERT_RANDOM_NUMBE

Theo đó, trong thời gian gần đây, số trường hợp nhiễm COVID-19 trên thế giới đã có xu hướng giảm về số mắc và tử vong; thế nhưng, số mắc, tử vong vẫn tăng ở một số khu vực trên thế giới. Đồng thời, các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác vẫn tiếp tục được ghi nhận tại nhiều quốc gia.

Cụ thể như bệnh bại liệt (chủng hoang dại) tại khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, cúm gia cầm tại khu vực châu Âu, bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em tại 33 nước. Ngoài ra, tính đến ngày 17/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhận được báo cáo về 2.103 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 42 quốc gia ở 5 khu vực WHO quản lý.

Đặc biệt, mới đây, Bộ Y tế Singapore đã xác nhận một ca mắc đậu mùa khỉ là người nhập cảnh, mang quốc tịch Anh. Bệnh nhân 42 tuổi, làm tiếp viên hàng không. Nam bệnh nhân lưu trú ở Singapore và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus đậu mùa khỉ vào ngày 20/6.

Để chủ động phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới, Cục Y tế dự phòng đề nghị Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm, đầy đủ các hoạt động kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa…

Riêng việc kiểm tra, xử lý y tế, khử khuẩn phương tiện, hàng hóa phải theo đúng quy trình kiểm dịch y tế; thu giá kiểm dịch y tế theo mức thu được quy định tại Thông tư số 240/2016/TT-BTC.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với bệnh truyền nhiễm tại từng cửa khẩu, trong đó cần có sự phối hợp, tham gia của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế địa phương để xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng.

H.Anh

Cùng chuyên mục

Mụn mủ và mụn bọc thường mọc trên da đầu, có vấn đề gì không? Bác sĩ: 'Có thể liên quan 3 bệnh này'

Biến chủng BA.5 xâm nhập, cần tăng tốc tiêm vắc-xin mũi nhắc lại

Bị cận nên sử dụng kính áp tròng hay kính gọng thì tốt hơn?

Khuôn mặt của bé có '4 đặc điểm' này cho thấy tương lai sẽ rất thông minh, bố mẹ xuýt xoa nhé!

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư đường mật rốn gan

Trong 42 ngày sau sinh có ba điều không nên cẩu thả, mẹ có biết ba điều đó là gì không?

Sự khác biệt giữa chạy bộ 30 phút vào buổi sáng và 60 phút đi bộ vào buổi tối? Có nhiều điều nên biết

5 thực phẩm người bị chứng đau đầu, đau nửa đầu nên tránh

Vị thuốc bổ huyết cho người ăn chay

Ngày 26/6: Không có người tử vong, 32 tỉnh thành không có ca COVID-19 mới